Thanh Hóa đang tập trung vào phát triển du lịch và định hướng cho thị trường bất động sản

Chia sẻ tin này:

Thanh Hoá Để phát triển du lịch thành ngành kinh tế chủ lực vào năm 2025, Thanh Hóa đang lập kế hoạch và dự thảo các chính sách khuyến khích, trong đó có việc tăng cường phát triển du lịch biển.

Chính sách lành mạnh hóa thị trường

bất động sản thanh hoá

Theo Bộ Xây dựng, thị trường bất động sản là một trong những thị trường quan trọng, đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế, ổn định vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội của đất nước.

Bên cạnh đó, bất động sản có vai trò mạnh mẽ trong việc thu hút các nguồn lực, tạo ra các tài sản cố định cho nền kinh tế, thúc đẩy nhiều ngành kinh tế, lĩnh vực khác cùng phát triển… Đặc biệt, trong những năm qua, hệ thống chính sách, pháp luật liên quan đến lĩnh vực bất động sản đã cơ bản được hoàn thiện, tạo các điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư kinh doanh bất động sản.

Theo Bộ Xây dựng, bên cạnh những đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế đất nước và đảm bảo an sinh xã hội, thị trường bất động sản hiện đang bộc lộ các hạn chế, bất cập, có những dấu hiệu chưa ổn định, chưa lành mạnh như: Hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư, xây dựng, kinh doanh bất động sản vẫn còn một số bất cập về hình thức lựa chọn chủ đầu tư dự án có sử dụng đất; về xác định giá đất khi thực hiện thu hồi, giao đất, cho thuê đất, đấu giá quyền sử dụng; về thời hạn, chế độ sử dụng đất đối với các loại hình kinh doanh bất động sản,…

Từ những bất cập mà Bộ Xây dựng đã nêu ở trên, Thạc sĩ Kinh tế Nguyễn Văn Thiện nêu một số giải pháp tháo gỡ cơ bản như: Quốc hội cần khẩn trương nghiên cứu, hoàn thiện hệ các Luật, trong đó chủ yếu là Luật Đất đai, Luật Đầu tư, Luật Kinh doanh bất động sản… nhằm tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn về khung pháp lý. Đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về kiểm tra, thanh tra thị trường bất động sản, quản lý chặt chẽ hoạt động của các sàn giao dịch, hoạt động môi giới bất động sản. Bên cạnh đó, Nhà nước cần quan tâm, tạo các chính sách tháo gỡ các vướng mắc trong thủ tục đầu tư, đất đai, quy hoạch và xây dựng…

Xem thêm  Thị trường bất động sản Long An xuất hiện hai diễn biến lạ

Nhà nước cần quan tâm phát triển nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, nhà thương mại theo đúng quy định pháp luật, tạo khung pháp lý để nhà đầu tư tiếp tục được vay mua hoặc triển khai xây dựng các dự án đầy đủ pháp lý đối với lĩnh vực bất động sản theo đúng quy định pháp luật, cơ quan có thẩm quyền cần kiểm soát chặt chẽ phát hành trái phiếu doanh nghiệp bất động sản, huy động vốn của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán.

Cơ quan chức năng cấp tỉnh cần nghiên cứu, đề xuất các quy định về thuế đối với hoạt động giao dịch, kinh doanh bất động sản, rà soát, sửa đổi các quy định liên quan đến đấu giá quyền sử dụng đất, xác định giá đất bảo đảm thống nhất, phù hợp thực tế địa phương.

Cần tiến hành khẩn trương các công tác thẩm định quy hoạch đô thị, kế hoạch sử dụng đất tại các địa phương. Công khai, minh bạch thông tin, danh mục, tiến độ các dự án phát triển hạ tầng, các dự án bất động sản lớn, thực hiện công khai hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản. Xử lý các hành vi đưa thông tin không chính xác, gây nhiễu loạn, tác động tiêu cực đến hoạt động thị trường tài chính, tín dụng bất động sản.

bất động sản thanh hoá
Tín hiệu tích cực của thị trường bất động sản cuối năm 2022

Đấy mạnh phát triển du lịch Thanh Hoá

Theo hướng phát triển, thị trường bất động sản du lịch Thanh Hóa sẽ được hưởng lợi từ ngành công nghiệp không khói.

Xem thêm  Tuyển dụng Trưởng phòng Kinh doanh

Theo báo cáo, du lịch Thanh Hoá đã có những bước phát triển khá, đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh và sự phát triển du lịch chung của cả nước, thể hiện ở mức độ tăng trưởng bình quân trên 20%/năm và ổn định trong thời gian dài. Qua đó tạo được sự chuyển biến tích cực trên một số mặt hoạt động và trong nhận thức về du lịch, góp phần nâng cao mức thu nhập của người dân, từng bước tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.

Trong giai đoạn 2016 – 2020 toàn tỉnh đón 38,524 triệu lượt khách, tổng thu từ khách du lịch đạt 49.823 tỷ đồng; có 18 quy hoạch phát triển du lịch được lập và điều chỉnh bổ sung; triển khai 330 dự án đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch với tổng kinh phí được giao thực hiện trên 1.283 tỷ đồng; thu hút 25 dự án đầu tư kinh doanh du lịch, với tổng vốn đăng ký đầu tư trên 29.400 tỷ đồng (đã thực hiện đầu tư trên 13.125 tỷ đồng)…

Những năm vừa qua, nhờ sự đầu tư của một số tập đoàn lớn như Vingroup, SunGroup, FLC… bất động sản du lịch tại Thanh Hóa được nâng lên một bước mới nhờ các khu quần thể nghỉ dưỡng và hệ thống khách sạn cao cấp. Với hàng loạt dự án đang triển khai, Thanh Hoá trở thành một trong bốn thị trường trọng điểm bất động sản du lịch của Sun Group, bên cạnh Đà Nẵng, Quảng Ninh và Phú Quốc.

Với mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn vào năm 2025, phát triển du lịch theo chiều sâu vào các loại hình du lịch có lợi thế như du lịch biển, đảo; du lịch văn hóa, du lịch tâm linh; du lịch cộng đồng, du lịch hội nghị hội thảo. Đồng thời, thu hút các doanh nghiệp du lịch đầu tư vào các khu du lịch trọng điểm như: Hàm Rồng, Sầm Sơn, Thành Nhà Hồ, Lam Kinh, Bến En, Pù Luông… góp phần xây dựng thương hiệu du lịch Thanh Hóa thân thiện và hấp dẫn.

Xem thêm  Hai thập kỷ xây dựng thương hiệu của Tập đoàn Khang Điền

Trên cơ sở đó, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đề xuất 9 cơ chế, chính sách phát triển du lịch tỉnh đến năm 2025 gồm: Hỗ trợ đầu tư kinh doanh tổ hợp dịch vụ du lịch; hỗ trợ đầu tư kinh doanh tổ hợp vui chơi giải trí chất lượng cao phục vụ du khách; hỗ trợ phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng; hỗ trợ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế; hỗ trợ mở chi nhánh, văn phòng đại diện đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành lớn, có thương hiệu; hỗ trợ mua sắm phương tiện vận chuyển khách du lịch bằng đường thuỷ; hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nhân lực du lịch; hỗ trợ tham gia các sự kiện du lịch trong và ngoài nước; hỗ trợ phát triển du lịch thông minh.

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa cơ bản thống nhất với các chính sách đưa ra trong Dự thảo. Đồng thời khẳng định, việc ban hành chính sách hỗ trợ phát triển du lịch là hết sức cần thiết, góp phần cùng các đơn vị, doanh nghiệp, người dân thực hiện tốt các chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ phát triển du lịch, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

 

Chia sẻ tin này:

Các tin liên quan

Từ khóa