Tổng quan dự án đường vành đai 3
Dự án đường vành đai 3 có tổng chiều dài gần 97,7 km, đi qua địa phận các tỉnh, thành Long An, Bình Dương, TPHCM và Đồng Nai, đề xuất quy mô 4 làn xe cơ giới và 2 làn hỗn hợp ở hai bên, là đường cao tốc đô thị cho xe lưu thông với vận tốc 100 km/h. Dự án đường vành đai 3 sẽ rút ngắn thời gian di chuyển đáng kể hành trình từ nhơn trạch – đồng nai với long an – bình chánh và các huyện vùng ven và Tp. HCM. Được triển khai thi công gồm 4 đoạn:
Đoạn 1: Đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch, dài 34,3 km, đi qua địa phận tỉnh Đồng Nai (đường vành đai 3 Nhơn Trạch) và TPHCM (đường vành đai TPHCM):
Đường Vành đai 3 – thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu tại Km 38 + 500 lý trình đường cao tốc Bến Lức – Long Thành (khu vực Nhơn Trạch). Sau đó tiếp tục hướng lên phía Bắc vượt sông Đồng Nai tại cầu Nhơn Trạch đi sang quận 9.
Tại quận 9, đường vành đai 3 tphcm bắt đầu từ cầu Nhơn Trạch – Quận 9, hướng lên phía bắc về hướng đường cao tốc, giao cắt đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây (tại khoảng Km 8 + 772). Sau đó đi về hướng Bắc, Đông Bắc qua 12 khu vực dân cư khác nhau tại quận 9 hướng về phía Tân Vạn. Cuối cùng, đường Vành Đai 3 giao cắt quốc lộ 1A (xa lộ Hà Nội) tại Khu vực Tân Vạn. Kết thúc đoạn đường Vành Đai 3 tại quận 9.
Đoạn 2: Đoạn Bình Chuẩn – Tân Vạn (đường vành đai 3 Bình Dương), dài 16,7 km. Vừa qua, tỉnh Bình Dương đã đầu tư xây dựng theo hình thức PPP và về cơ bản đã đưa vào khai thác.
Đoạn đi qua địa bàn tỉnh Bình Dương dài 24,5km, điểm đầu giao cắt quốc lộ 1A tại khu vực Tân Vạn, tuyến đi trùng đường Tân Vạn – Mỹ Phước (dài 16,3 km đi trên cao), đến Bình Chuẩn tuyến rẽ trái giao quốc lộ 13 (tại Km 14 + 200 – lý trình Quốc lộ 13) tại thành phố Thủ Dầu Một, điểm cuối vượt sông sài Gòn tại vị trí cách cảng Bà Lụa hiện hữu về phía hạ lưu khoảng 500m (xây dựng mới cầu Bình Gởi vượt sông Sài Gòn). Quy hoạch đạt tiêu chuẩn đường cao tốc loại A với quy mô 6-8 làn xe, xây dựng trước năm 2020.[1]
Đoạn 3: Đoạn quốc lộ 22 – Bình Chuẩn dài 19,1 km, đi qua địa phận tỉnh Bình Dương và TP.HCM. Dự kiến tổng mức đầu tư giai đoạn 1 ước tính hơn 10.000 tỉ đồng, hiện đang kêu gọi các nhà tài trợ, các nhà đầu tư để tìm nguồn vốn xây lắp cho giai đoạn này.
Đoạn 4: Đoạn Bến Lức – quốc lộ 22 dài 28,9 km, đi qua địa phận TP.HCM và tỉnh Long An. Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 ước tính khoảng 11.000 tỉ đồng.
Tổng vốn đầu tư đường vành đai 3, ở thời điểm công bố quy hoạch năm 2011 là 55.805 tỉ đồng (không bao gồm kinh phí các cầu vượt). Dự án sẽ được xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách, trái phiếu chính phủ và vốn ODA.
Lợi ích giá trị gia tăng
Quy hoạch dự án đường vành đai 3
- Giai đoạn 1 : Đoạn Bình Chuẩn – Tân Vạn, dài 16,7km tại Bình Dương, đã đi vào sử dụng
- Giai đoạn 2 : Đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch, dài 34,3km, đi qua địa phận tỉnh Đồng Nai và TP.HCM được chia làm 2 giai đoạn:
- + 1A : từ tỉnh lộ 25B đến cao tốc Long Thành – Dầu Giây, đoạn này có chiều dài 8,75km
- + 1B : bắt đầu từ cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây đến nút giao Thủ Đức trên xa lộ Hà Nội, đoạn này có chiều dài 8,96km, đầu tư theo hình thức BOT. Nếu không phát sinh vướng mắc lớn, dự kiến có thể khởi công các dự án thành phần 1A và 1B vào khoảng cuối năm 2018 đầu năm 2019.
- + 2A bắt đầu từ cao tốc Bến Lức – Long Thành đến tỉnh lộ 25B, giai đoạn này đang trong quá trình thi công
- + 2B : từ nút giao Lê Văn Việt đến nút giao Tân Vạn có chiều dài 11,2km, hiện đang tìm nguồn vốn để thi công.
- Giai đoạn 3: Đoạn quốc lộ 22 – Bình Chuẩn có chiều dài 19,1km : đi qua địa phận tỉnh Bình Dương và TP.HCM. gian đoạn 3 đang trong quá trình tìm kiếm nguồn vốn, ước chừng 10,000 tỷ đồng.
- Giai đoạn 4 : kéo dài từ Bến Lức tới quốc lộ 22 dài 28,9km, đi qua địa phận TP.HCM và tỉnh Long An. Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 ước tính khoảng 11.000 tỉ đồng.