Danh mục các dự án trọng điểm quốc gia: dự án
STT |
Dự án |
Chiều dài dự kiến (km) |
I |
Danh mục dự án quan trọng quốc gia | |
Cao tốc Bắc Nam phía Đông | ||
Vành đai 4, Vùng Thủ đô Hà Nội | ||
Vành đai 3, Thành phố Hồ Chí Minh | ||
II |
Danh mục dự án ưu tiên đầu tư giai đoạn 2021 – 2030 | |
1 |
Cao tốc Bắc – Nam phía Đông | |
Đoạn Bãi Vọt – Cam Lộ |
267 |
|
Đoạn Hòa Liên – Túy Loan (Đà Nẵng) |
12 |
|
Đoạn Quảng Ngãi – Nha Trang |
353 |
|
2 |
Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh |
83 |
3 |
Vành đai 4 Hà Nội |
98 |
4 |
Cần Thơ – Cà Mau |
109 |
5 |
Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng – Trần Đề (Sóc Trăng) |
191 |
6 |
An Hữu (Tiền Giang) – Cao Lãnh (Đồng Tháp) |
30 |
7 |
Chơn Thành (Bình Phước) – Đức Hòa (Long An) |
84 |
8 |
Mỹ An – Cao Lãnh (Đồng Tháp) |
26 |
9 |
Cao Lãnh (Đồng Tháp) – Lộ Tẻ (Cần Thơ) – Rạch Sỏi (Kiên Giang) |
80 |
10 |
Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) – Vân Phong (Nha Trang) |
105 |
11 |
Biên Hòa – Vũng Tàu |
54 |
12 |
TP.HCM – Mộc Bài (Tây Ninh) |
65 |
13 |
TP.HCM – Chơn Thành (Bình Phước) |
55 |
14 |
Dầu Giây – Tân Phú (Đồng Nai) – Bảo Lộc (Lâm Đồng) |
127 |
15 |
CK Hữu Nghị – Lạng Sơn |
43 |
16 |
Chợ Mới – Bắc Kạn |
31 |
17 |
Nối TP. Hà Giang với Nội Bài – Lào Cai |
81 |
18 |
Hòa Bình – Mộc Châu (Sơn La) |
83 |
19 |
Đồng Đăng (Lạng Sơn) – Trà Lĩnh (Cao Bằng) |
75 |
20 |
Vành đai 4 – Thành phố Hồ Chí Minh |
198 |
21 |
Vành đai 5 – Hà Nội |
273 |
22 |
Bảo Lộc – Liên Khương (Lâm Đồng) |
74 |
23 |
Vinh – Thanh Thủy (Nghệ An) |
65 |
24 |
Mộc Châu – Sơn La |
105 |
25 |
Phú Thọ – Chợ Bến (Hòa Bình) |
58 |
26 |
Hà Tiên – Rạch Giá (Kiên Giang) |
100 |
Tổng cộng |
2.925 |
Dự án trọng điểm quốc gia: Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh
Dự án tuyến Vành đai 3 đi qua 4 tỉnh thành là TP.HCM, Long An, Bình Dương và Đồng Nai, được chia làm 4 đoạn: Nhơn Trạch – Tân Vạn, Tân Vạn – Bình Chuẩn, Bình Chuẩn – Quốc lộ 22, Quốc lộ 22 – Bến Lức.
Mặc dù cách đây 10 năm đã được Thủ tướng thông qua nhưng hiện nay chỉ mới có đoạn Tân Vạn – Bình Chuẩn (dài 16 km) thuộc địa phận Bình Dương đã hoàn thiện và đưa vào khai thác. Theo ghi nhận, TP.HCM đang vướng mắc tại công tác giải phóng mặt bằng của dự án.
Tuyến Vành đai 3 khi đã hoàn thiện và đi vào khai thác, sẽ là tuyến đường liên kết các tỉnh TP.HCM, Long An, Bình Dương và Đồng Nai. Dự án sẽ tạo cú hích cho sự tăng trưởng kinh tế liên vùng. dự án
Dự án ưu tiên đầu tư giai đoạn 2021 – 2030
Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng – Trần Đề (Sóc Trăng) dự án
Là một trong ba tuyến cao tốc trục ngang trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đi qua các tỉnh thành An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang và Sóc Trăng, được đầu tư theo hình thức PPP. Tuyến cao tốc này dự kiến sẽ triển khai xây dựng vào năm 2022 với kinh phí đầu tư là 47.435 tỷ đồng. dự án
Dự án có điểm đầu kết nối với Quốc lộ 91 (tuyến N1) thuộc Thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang, điểm cuối tại nút giao với Quốc lộ Nam Sông Hậu (cảng Trần Đề) thuộc tỉnh Sóc Trăng.
Theo quy hoạch, tuyến cao tốc này được thiết kế với quy mô 6 làn xe, chiều rộng mặt đường là 32,25 m. Việc triển khai xây dựng tuyến đường cao tốc cũng giúp hoàn thiện mạng lưới giao thông, tránh ùn tắc giao thông. Qua đó, dự án cũng đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội tại địa phương.
Tuyến đường cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng – Trần Đề tạo ra không gian mới tạo tiền đề phát triển khu công nghiệp, khu đô thị mới trong vùng, đẩy mạnh sự tăng trưởng của Đồng bằng sông Cửu Long với khoảng cách giữa các tuyến 15km – 25km – 35km. dự án
Tuyến cao tốc Chơn Thành (Bình Phước) – Đức Hòa (Long An) dự án
Thuộc tuyến đường Hồ Chí Minh có chiều dài là 72,5 km đi qua các tỉnh như: Long An, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước sẽ hoàn thành trong giai đoạn 2021 – 2025 với tổng kinh phí đầu tư là 2.546,76 tỷ đồng. dự án
Đoạn Chơn Thành – Đức Hòa được đầu tư triển khai theo hình thức BOT, bắt đầu tại Km10 (thuộc Bến Cát, tỉnh Bình Dương) và kết thúc tại Km82+574 giao với đường DT825 và tuyến tránh Hậu Nghĩa (huyện Đức Hòa, tỉnh Long An). dự án
Ở giai đoạn hoàn thành, dự án sẽ được mở rộng quy mô đến 4 làn xe, tốc độ thiết kế đạt 100 km/h, bề rộng mặt đường là 27 m.
Dự án được kì vọng được đưa vào sử dụng giúp Bình Phước liên kết với các tỉnh phía Nam (Long An, Tây Ninh, Bình Dương) nhằm tạo điều kiện giao thương hàng hóa thuận lợi cũng như nhu cầu di chuyển cho người dân Bình Phước.
Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu
Dự án đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu (giai đoạn I) qua hai tỉnh là Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu có chiều dài lên đến 53,7km, chạy song song với tuyến Quốc lộ 51. Cụ thể, đoạn qua tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là 19,5km, đoạn qua tỉnh Đồng Nai có 34,2km.
Điểm đầu tuyến nối với tuyến tránh Quốc lộ 1 đoạn qua TP. Biên Hòa (Đồng Nai), điểm cuối giao với tuyến tránh TP. Bà Rịa (Quốc lộ 56). dự án
Dự án được đầu tư xây dựng theo hình thức PPP với tổng mức đầu tư 18.805 tỷ đồng. Trong đó, vốn nhà nước hỗ trợ dự kiến trong giai đoạn 2021-2025 là 6.722 tỷ đồng và hơn 12.083 tỷ đồng do nhà đầu tư huy động vốn.
Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu có vai trò chiến lược trong việc kết nối các trung tâm kinh tế trọng điểm phía Nam với cảng Cái Mép – Thị Vải và dịch vụ du lịch. Sau khi hoàn thiện, dự án sẽ tiết kiệm thời gian di chuyển giữa Bà Rịa – Vũng Tàu và Đồng Nai. Ngoài ra, tuyến đường sẽ góp phần giảm thiểu áp lực cho Quốc lộ 51 – tuyến đường huyết mạch kết nối Vũng Tàu, TP.HCM và Đồng Nai đang bị quá tải. dự án trọng điểm
Thành phố Hồ Chí Minh – Chơn Thành (Bình Phước)
Cao tốc TP.HCM – Chơn Thành là tuyến đường cao tốc TP.HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành, là tuyến đường đi qua 3 tỉnh là TP.HCM, Bình Dương và Bình Phước. dự án trọng điểmdự án
Dự án được xây dựng có vận tốc thiết kế 100km//h, giai đoạn phân kỳ đầu tư quy mô 4 làn xe với bề rộng mặt đường lên đến 17 m. Hình thức đầu tư theo đối tác công tư, loại hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT).
Đây sẽ là tuyến đường trọng điểm, giúp đẩy mạnh kinh tế – xã hội liên vùng. Ngoài ra còn tạo cú hích lớn cho cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, rút gọn lộ trình và thời gian di chuyển giữa 3 tỉnh thành trong tương lai.dự án trọng điểm
Vành đai 4 – Thành phố Hồ Chí Minh
Dự án Đường Vành Đai 4 TPHCM có chiều dài lên đến 197,6km, đi qua 5 tỉnh: Long An, TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu. Tuyến đường được kì vọng giúp giải tỏa lưu lượng giao thông từ miền Tây Nam Bộ và giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trong những tuyến đường nội đô TP.HCM với quy mô từ 6 – 8 làn xe, tốc độ đạt 60 – 80 km/h.
Tuyến Vành đai 4 gồm 5 đoạn:
– Đoạn 1: Từ Phú Mỹ đến Trảng Bom (Vành đai 4 Phú Mỹ – Trảng Bom)
– Đoạn 2: Từ Quốc lộ 1 (Trảng Bom, Đồng Nai) đến Quốc 13 (Tân Uyên – Bình Dương)
– Đoạn 3: Từ Quốc lộ 1 (Tân Uyên – Bình Dương) đến Quốc lộ 22 (Củ Chi, TP.HCM)
– Đoạn 4: Từ Quốc lộ 22 (Đường vành đai 4 Củ Chi) đến cao tốc TP.HCM (Đường vành đai 4 Bến Lức – Long An)
– Đoạn 5: Từ Bến Lức – Long An tới cuối tuyến trục Bắc Nam TP.HCM